Tập trung và chú ý là những kỹ năng vô cùng quan trọng đối với xã hội ngày nay. Chúng quyết định đến sự thành công trong tương lai sau này của con trẻ. Tuy nhiên, với những trẻ tăng động sẽ khiến gặp nhiều khó khăn trong học tập và khó theo kịp bạn bè. Trong bài viết dưới đây, Mỹ Ngân sẽ tổng hợp một số phương pháp giúp trẻ tập trung khi học.
Cách nhận biết trẻ bị mất tập trung
Hiện tượng tăng động, mất tập trung ở trẻ con không còn là điều quá xa lạ đối với các bậc phụ huynh. Nhưng căn bệnh này lại ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như kết quả học tập nếu kéo dài. Cha mẹ nên để ý những biểu hiện của trẻ để có thể đề ra những cách giúp trẻ tập trung khi học.

Khó khăn khi phải tập trung
Trẻ thường có tính hiếu động và dễ bị tác động tâm lý bởi mọi hoạt động, mọi vật xung quanh. Điều đó làm trẻ khó có đủ kiên nhẫn để làm một việc nào đó. Không phải trẻ có biểu hiện lười biếng hay không thể làm việc đó. Thật ra là do căn bệnh mất tập trung khiến cho trẻ lơ đễnh, không thể hoàn thành bài tập hay công việc nhà.
Mắc chứng hay quên
Nếu cha mẹ nào phát hiện con mình không nhớ những điều mà bạn đã dặn. Điều đó có nghĩa là trẻ đã không tập trung nghe lời mọi người xung quanh. Vì vậy, ngay khi giao một việc gì đó, bạn nên kêu trẻ tập trung và nhắc lại những lời bạn vừa nói. Việc làm đơn giản này sẽ góp phần rèn luyện tính tập trung của trẻ.
Có rào cản khi giao tiếp
Giao tiếp, trò chuyện là cách giúp trẻ phát triển mọi tư duy tốt hơn. Nhưng khi trẻ bị khó tập trung, chúng sẽ làm ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp. Từ đó, trẻ hạn chế tiếp thu kiến thức mới. Dần dần trở nên thua thiệt với bạn bè đồng trang lứa. Sinh ra mặc cảm tự ti khiến trẻ sống khép kín hơn và chán ghét việc học.
Một số cách giúp trẻ tập trung khi học
Là bậc cha mẹ, ai ai cũng muốn con mình phát huy học tập. Nhưng nếu bạn thấy bé nhà mình không có tính tập trung, không tiếp thu được bài học. Thì dưới đây là những phương pháp giúp trẻ tập trung hơn.
Cùng trẻ học bài
Học cùng với cha mẹ là một trong những phương pháp giúp trẻ tập trung hiệu quả. Vì cha mẹ sẽ là những người hỗ trợ đắc lực. Giúp giải đáp mọi thắc mắc của con khiến con làm bài tập nhanh và hiểu rõ mọi vấn đề hơn. Nếu trẻ nhà bạn còn đang tập viết, các mẹ có thể cầm tay nắn từng chữ cho con. Còn nếu trẻ đang tập đọc, bạn nên chỉnh lỗi ngọng và dành lời khen khi trẻ đọc đúng. Tuyệt đối, cha mẹ không nên la mắng, quát tháo khi trẻ làm sai, khiến trẻ càng ngày càng sợ hãi và chán ghét việc học.

Tham gia hoạt động ngoài trời
Hoạt động vui chơi ngoài trời giúp trẻ loại trừ phiền nhiễu, tăng tính tập trung học tập. Hoạt động thể chất hiện nay còn được nhà trường đưa vào giữa các tiết học để trẻ tăng hiệu quả học tập. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ khi được hoạt động tay chân ở ngoài trời sẽ tăng ghi nhớ và tăng khả năng tập trung lên đến 20%.

Phụ huynh nên tham khảo một số bộ môn thể dục thể thao. Để trẻ vừa tăng cường sức khỏe, độ dẻo dai mà còn giúp trẻ tăng tính tập trung hiệu quả. Điển hình như nhảy múa, võ thuật, cầu lông hay bóng đá.
Lập kế hoạch chi tiết
Trẻ sẽ học tập hiệu quả hơn nếu tuân theo mọi kế hoạch được vạch sẵn ra trước đó. Cha mẹ cần hình thành thói quen lập và làm theo kế hoạch từ khi trẻ còn nhỏ. Vì đây sẽ là kỹ năng mềm giúp con trẻ tập trung tốt hơn và quản lý thời gian trong ngày hiệu quả.
Lập kế hoạch cũng giống như việc tạo danh sách những việc cần làm trong ngày. Phụ huynh cùng trẻ tạo và tranh trí thời gian biểu cá nhân. Bao gồm cả khoảng thời gian chơi đùa, học tập và làm những công việc khác. Sau đó, bạn cần quan sát và nhắc nhở trẻ tuân theo kế hoạch để trở thành thói quen có ích.
Cho con học dưới ánh đèn vàng
Có thể bạn chưa biết, ánh đèn điện cũng là một phương pháp giúp trẻ tập trung hơn đó. Khi con học bài, bạn nên lắp cho con một chiếc đèn học có ánh sáng vàng. Màu vàng vừa tốt cho đôi mắt mà còn giúp trẻ tập trung học hơn. Vì ánh điện màu vàng là đèn sợi đốt nên sẽ khắc phục được tình trạng nhấp nháy khiến trẻ phân tán khi học. Đồng thời, chúng còn kích thích lên não bộ giúp trẻ tăng khả năng tập trung vào bài học.

Giống như mọi kỹ năng mềm khác, sự tập trung cũng có thể rèn luyện. Cha mẹ cần kiên trì trong quá trình giúp trẻ tập trung khi học. Tránh việc nhồi nhét con học quá nhiều kiến thức mà không rõ bản chất trẻ khó tiếp thu là do đâu. Hãy để trẻ tận hưởng tuổi thơ của mình thật thoải mái và vui tươi nhé!